Mục tiêu không đồng nhất giữa các cá nhân:
Truyền đạt không hiệu quả từ lãnh đạo hay quản lý dẫn đến sự mơ hồ về mục tiêu chung và vai trò riêng của mỗi cá nhân trong nhóm.
Trong mọi tổ chức, sự kết nối và làm việc hiệu quả giữa các cá nhân đóng vai trò then chốt, tạo nên sức mạnh để một nhóm đạt được mục tiêu chung và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quản lý một nhóm hiệu quả luôn là một thách thức:
Thiếu thống nhất về cách thức thực hiện:
Sự khác biệt trong cách thực hiện nhiệm vụ có thể dẫn đến xung đột ý kiến và lãng phí thời gian để đồng bộ hóa các dữ liệu hay quy trình làm việc.
Xung đột tính cách:
Các cá nhân với những nhóm tính cách khác hoặc đối lập nhau có thể xảy ra những xung đột, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả chung của một nhóm.
Chồng chéo kỹ năng:
Tình trạng xung đột về trách nhiệm trong nhóm có thể dẫn đến việc trùng lắp công việc, lãng phí thời gian và năng lực, thậm chí có thể tạo ra sự đối đầu giữa các thành viên về việc phải làm gì
Để một nhóm phát triển theo đúng định hướng chung, vai trò của các nhà quản lý rất quan trọng trong việc tạo động lực mạnh mẽ, giúp các cá nhân hiểu rõ trách nhiệm và vai trò của mình, gắn liền với mục tiêu chung của nhóm và doanh nghiệp như thế nào. Bên cạnh đó, các nhà quản lý còn có vai trò định hình và phát triển kỹ năng cá nhân của thành viên trong nhóm, xác định và tận dụng tối đa sức mạnh và điểm mạnh của mỗi cá nhân để tạo ra môi trường làm việc hiệu quả và đổi mới.
Phòng mua hàng trong chuỗi cung ứng đóng vai trò như phễu đầu vào, bất kỳ vấn đề nào xảy ra trong một nhóm mua hàng cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của toàn chuỗi, điển hình là việc không đảm bảo nguồn nguyên vật liệu và sản phẩm chất lượng, đúng thời điểm, và đúng giá trị cần thiết cho các bước tiếp theo của quy trình sản xuất và phân phối.
Đặc biệt trong mua hàng, các nhà quản lý không chỉ làm việc với các cá nhân trong nhóm của mình, mà phải luôn kết nối và làm việc với nhiều phòng ban khác và các đối tác cung ứng để đảm bảo sự thống nhất và hiệu quả trong việc quản lý dữ liệu mua hàng.
Chính vì thế, nếu phòng ban mua hàng không được dẫn dắt một cách hiệu quả sẽ dễ dẫn đến:
Sự khác biệt trong việc quản lý một nhóm mua hàng
Không nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng từ các phòng ban khác
Không thể hiện được tiếng nói với các phòng ban trong doanh nghiệp
Ảnh hưởng đến mối quan hệ với các đối tác cung ứng
Mất uy tín và tiềm lực cạnh tranh trên thị trường cung ứng
- Category Manager
- Procurement Manager
- Support Manager
- Quality Assurance Officer
- Senior Buyer
- Buyer
- Operational Buyer
- Procurement Analyst
- Contract Manager
- Quality Assurance Manager
Managing Procurement Team & Individual thuộc chuỗi chương trình đào tạo nâng cao về Mua hàng - Procurement Professional Series là cơ hội để các nhà quản lý và nhân sự mua hàng kết nối với chuyên gia hàng đầu trong lĩnh mua hàng và chuỗi cung ứng.
Tại đây, các anh chị không những sẽ tích lũy các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về Leadership - cách để quản lý một đội nhóm và các cá nhân hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực mua hàng, mà còn là nơi các anh chị được tiếp cận với nhiều vấn đề và tình huống thực tế trong hoạt động mua hàng của doanh nghiệp, từ trải nghiệm của giảng viên và học viên là các nhân sự, nhà quản lý đang công tác tại phòng mua hàng của các doanh nghiệp và ngành hàng khác nhau.
Chapter 1: Procurement Team and Individuals
- The stakeholders of a procurement and supply function
- Role congruence and incongruence
- Developing effective groups/teams
- Relationship building based on different individual strengths
Nội dung chương trình:
Chapter 2: Motivation for Procurement Team
- Understanding employee Psychology and Management Mindset
- The role and Importance of Motivation
- Principles and processes of Motivation
- Tailoring motivational techniques for individuals and different situation
Chapter 3: Conflicts in Procurement Team and Individuals
- The Root Cause Of Conflicts
- Are You Building A Bridge Or A Barrier?
- Behaviours To Reduce Conflict
Chapter 4: Performance Management
- Understanding The Fundamentals Of Performance Management
- Key Aspects In Managing Procurement Team Performance
- Performance Appraisal And Feedback In Procurement
Managing Procurement Team & Individuals
Phát triển khả năng nhận định sự khác biệt giữa các cá nhân như điểm mạnh, điểm yếu, các nhóm tính cách để có thể giải quyết xung đột cũng như áp dụng chiến lược quản lý phù hợp
Nâng cao khả năng lãnh đạo, quản lý, tạo động lực cho các cá nhân và đội nhóm, thúc đẩy văn hóa làm việc tích cực và hòa nhập, hướng đến đạt được mục tiêu chung.
Nắm bắt cách triển khai bảng đánh giá năng lực để tận dụng thế mạnh của từng cá nhân trong nhóm.
Mục tiêu đào tạo:
Nắm bắt kiến thức và kinh nghiệm thông qua các tình huống và ví dụ thực tiễn trong xuyên suốt học phần, cũng như chia sẻ từ các học viên là nhân sự và quản lý trong ngành.